Phổ biến Canxi_oxalat

Một lượng lớn canxi oxalat được tìm thấy trong các thực vật có chất độc như vạn niên thanh (Dieffenbachia spp.). Nó cũng được tìm thấy trong lá đại hoàng (Rheum spp.), các chủng loại chua me đất (Oxalis spp.), các loài khác trong họ ráy (Araceae) như khoai nước (Colocasia esculenta), trong quả dương đào (Actinidia deliciosa) hay các loài thùa (Agave), và ở lượng nhỏ trong rau bina (Spinacia oleracea). Các tinh thể canxi oxalat không hòa tan được tìm thấy trong thân, lá và rễ cây.

Nước tiểu dưới kính kiển vi cho thấy trong đó có các tinh thể Canxi oxalat

Canxi oxalat cũng là thành phần chính của cặn sỏi bia, một chất kết tủa màu hơi nâu có xu hướng tích tụ trong bể, vại, chum, thùng hay các đồ chứa khác sử dụng trong công nghiệp sản xuất bia.[2] Cặn sỏi bia là hỗn hợp các muối của canximagiê và một loạt các hợp chất hữu cơ khác sót lại trong quá trình sản xuất bia; nó hỗ trợ cho sự phát triển của các vi sinh vật không mong muốn dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng hay thậm chí là phá hủy hương vị của mẻ bia.

Các tinh thể canxi oxalat trong nước tiểu là thành phần phổ biến nhất của sỏi thận ở người, và sự hình thành các tinh thể canxi oxalat cũng là một trong những hiệu ứng ngộ độc etylen glycol.

Sự phổ biến tự nhiên gắn liền với ba khoáng vật: whewellit (monohydrat, được biết đến từ một vài tầng than), weddellit (dihydrat) và dạng rất hiếm gặp caoxit (trihydrat).